[Bể Bạt Nuôi Cá Koi] Tất cả các loại bệnh thường gặp ở cá Koi và cách điều trị triệt để
Cá Koi là một trong những loại cá dễ thích nghi với môi trường sống mới. Tuy nhiên, chúng khá kén chọn môi trường nước và ưa không gian sạch sẽ. Chính vì vậy, cá Koi sẽ dễ mắc bệnh khi sống trong môi trường nước không đảm bảo vệ sinh và kém chất lượng. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các loại bệnh thường gặp ở cá Koi và cách điều trị hiệu quả giúp cá phát triển tốt nhất. Tổng hợp và chia sẻ bởi Bể bạt nuôi cá Koi Mai Sơn Best Pools – maisonbestpools.com
Cá Koi bị nhiễm khuẩn
Dấu hiệu nhận biết cá Koi bị nhiễm khuẩn
- Tình trạng đuôi, vây cá bị phá hủy. Chúng có thể bị mòn, cụt dần và sẽ biến mất
- Xuất hiện các đốm đỏ xuất huyết trên da
- Cá có biểu hiện chán ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước
- Da cá bị tróc vảy
- dấu hiệu nhận biết cá koi bị nhiễm khuẩn
Nguyên nhân
Cá Koi bị nhiễm khuẩn là do các giống vi khuẩn sau gây ra: Giống Vibrio, giống Aeromonas, giống Streptococcus, giống Pseudomonas.
Thuốc trị bệnh nhiễm khuẩn ở cá Koi
Hiện nay, có khá nhiều thuốc trị bệnh nhiễm khuẩn ở cá Koi. Có thể kể đến thuốc Anova Nova Flor 500, Nova Oxytetra 500.
Cách chữa cá Koi bị nhiễm khuẩn và cách phòng
Để chữa trị nhiễm khuẩn ở cá Koi, bạn trộn các loại thuốc trên vào thức ăn. Trộn 2-3g/kg thức ăn/lần . Duy trì mỗi tuần cho cá ăn trong 2 ngày hỗn hợp như vậy.
Bên cạnh đó, bạn cần phải lên kế hoạch phòng bệnh cho cá. Bằng cách vệ sinh hồ/bể cá định kỳ, giữ chất lượng môi trường nước tốt và cho ăn thức ăn nhiều dinh dưỡng. Đồng thời loại bỏ các con cá nhiễm bệnh, yếu ra khỏi nơi nuôi.
>>> Xem thêm: Bể Lục Giác Nuôi Cá bằng bạt PVC cao cấp
Cá Koi bị bệnh đường ruột
Dấu hiệu nhận biết cá Koi bị bệnh đường ruột
Bệnh đường ruột cũng thuộc danh sách các bệnh thường gặp ở cá Koi. Theo đó, bệnh đường ruột ở cá Koi thường gặp nhất đó là táo bón và khó tiêu. Triệu chứng phổ biến nhất khi cá Koi bị táo bón là đầy hơi và thải phân có dây. Ngoài ra, phân cá bị táo bón sẽ thành chuỗi và treo trên thân cá. Cá Koi có thể xảy ra tình trạng phình bụng khi khó tiêu.
Nguyên nhân
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng cá bị bệnh đường ruột đó chính là chế độ ăn thiếu chất xơ. Đây là chất rất quan trọng đối với nhiều chức năng của cơ thể và đường ruột cũng không phải là ngoại lệ.
Nếu chế độ ăn của cá không đủ chất xơ thì sẽ gây ra tình trạng phân không thể đẩy ra đường tiêu hóa. Từ đó dẫn đến tình trạng cá chán ăn và các vấn đề liên quan đến đường ruột.
Thuốc trị bệnh đường ruột
Khi cá Koi bị bệnh về đường ruột, có thể dùng muối Epsom cho bể. Đây là hoạt chất giúp giãn cơ nhẹ ở cá. Ngoài ra, có thể sử dụng men đường ruột Radost. Tạo vi sinh có lợi sinh sôi trong đường ruột của cá.
Cách chữa cá Koi bị đường ruột và cách phòng
Để chữa cá Koi bị bệnh đường ruột thì bạn có thể dùng thuốc đặc trị trên với liều lượng dùng là từ 1-3 thìa cà phê trên 5 gallon thể tích bể. Tuy nhiên, trước khi dùng thuốc bạn cần phải làm những bước sau:
- Điều chỉnh lò sưởi bể cá lên 1 độ hoặc 2 độ
- Thay nước ở bể/hồ cá
- Cho cá ngừng ăn (vẫn có thể sử dụng được một số loại rau như rau bina, cà rốt, dưa chuột, rau diếp, bí xanh và đậu Hà Lan)
Bên cạnh đó, việc phòng tránh bệnh cũng rất quan trọng. Ngoài thức ăn dạng viên và dạng mảnh thì bạn có thể bổ sung thêm chất xơ vào chế độ ăn của cá Koi. Bởi lẽ, những dạng thức ăn mảnh và viên chứa hàm lượng chất xơ rất thấp. Ngoài ra, cũng bổ sung thêm tảo hoặc một số thực vật tươi.
Bệnh thối vây ở cá Koi
Dấu hiệu nhận biết bệnh thối vây ở cá Koi
Vây của cá Koi sẽ có hiện tượng bị thối rữa, rách tả tơi. Bên cạnh đó, cá còn có biểu hiện là bơi lờ đờ và ăn ít.
Nguyên nhân
Bệnh thối vây cũng góp mặt trong danh sách các bệnh thường gặp ở cá Koi. Đây là loại bệnh xuất hiện khá phổ biến ở nhiều loại cá chứ không riêng gì cá Koi.
Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh này đó chính là cá bị phơi nhiễm nguồn bệnh từ những con cá khác hoặc bể/hồ cá bị bẩn. Nếu bệnh không được phát hiện sớm có thể gây ra tình trạng vây bị biến dạng vĩnh viễn và tử vong. Do đây là bệnh dễ lây nên cần phải cách ly sớm khi cá bị bệnh.
>>> Tham khảo: Bể Bạt Không Khung Nuôi Cá Giống – Cá Koi
Thuốc trị bệnh thối vây ở cá Koi
Sử dụng các loại thuốc trị thối vây cho cá Koi như Tetracycline và Jungle Fungus Eliminator. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng một số loại thuốc có tên MelaFix, Maracyn, Waterlife- Myxazin.
Cách chữa cá Koi bị thối vây và cách phòng
Cá Koi bị thối vây là bệnh lý nguy hiểm. Để việc điều trị hiệu quả, bạn có thể sử dụng các loại thuốc mà chúng tôi kể trên. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng dầu tràm trà để chữa trị. Đây là liệu pháp thay thế cho thuốc.
Theo đó, bạn có thể nhỏ từ 1 đến 2 giọt dầu tràm trà vào nước bể cá. Giúp nước được khử trùng và sạch hơn. Để đảm bảo cá không có phản ứng tiêu cực nào thì bạn nên thử nhỏ một chút trước khi sử dụng đúng liều lượng vào ngày hôm sau.
Cách phòng bệnh cá bị thối vây cũng khá đơn giản. Điều đầu tiên cần làm đó là vệ sinh sạch sẽ hồ/bể cá. Bởi lẽ, cá Koi là loài cá ưa sạch sẽ.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên thay nước trong hồ cá. Thời gian thay định kỳ 2 tuần/lần. Cuối cùng, hãy bổ sung cho cá những loại thức ăn đảm bảo chất lượng. Điều đó sẽ giúp hệ miễn dịch của cá được tăng cường.
>>> Xem thêm: Bồn bạt nuôi cá chữ nhật không chia ngăn lọc
Cá Koi bị ngứa mình
Dấu hiệu nhận biết bệnh ngứa mình ở cá Koi
- Cá thường xuyên nổi lên trên bề mặt nước và hô hấp kém hơn
- Cá hay cọ mình vào tảng đá, thành hồ hoặc những vật có ở trong hồ
- Cá uốn mình, bơi nhanh, lặn xuống đáy rồi chà sát dưới đáy hồ
Nguyên nhân
Hiện nay có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến cá Koi bị ngứa mình. Tuy nhiên, có 2 nguyên nhân chính đó chính là cá Koi bị sán, cá Koi bị rận.
Thuốc trị bệnh ngứa mình ở cá Koi
Bạn có thể sử dụng loại thuốc có tên Paziwantel. Ngoài ra, cũng có thể dùng thuốc tím.
Cách trị cá Koi bị ngứa mình
Để chữa trị bệnh ngứa mình ở Cá Koi thì bạn dùng thuốc Paziwantel. Liều lượng dùng là 2g/m3. Bạn ngâm cá Koi vào trong nước và đánh 2 liều cách nhau khoảng 2-3 ngày.
Cá Koi bị lở loét
Dấu hiệu nhận biết cá Koi bị lở loét
Đây được xem là bệnh phổ biến ở cá Koi. Khi nhiễm bệnh, cá sẽ bị xuất huyết cục bộ và tổn thương lở loét bên ngoài. Vết loét thường sẽ bắt đầu từ những thương tích nhỏ. Sau đó lây lan ra nhiều hơn.
Ngoài ra, lở loét trên cơ thể của cá có thể gây ra tình trạng mất cân bằng áp suất thẩm thấu. Từ đó, dẫn đến thận bị hư hại và tử vong nếu không được chẩn đoán sớm để điều trị.
Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng cá Koi bị nhiễm khuẩn ăn vây, lở loét đó chính là do một số vi khuẩn gây nên. Đặc biệt là dòng vi khuẩn Pseudomonas và Aeromonas.
Thuốc trị bệnh lở loét ở cá Koi hiệu quả hiện nay
Hiện nay, nhiều người vẫn sử dụng kháng sinh để trị bệnh nhiễm khuẩn ở cá Koi. Bởi lẽ, đây là bệnh lý về nhiễm khuẩn nên hướng điều trị tốt nhất vẫn là dùng kháng sinh. Trong đó có thể kế đến một số thuốc Galatine, Elbagin Nhật, thuốc tím hoặc Povidone.
>>> Bồn bạt nuôi cá chữ nhật chia 3 ngăn lọc KT 2x1x0.8m thương hiệu BỂ BẠT NUÔI CÁ KOI MAI SƠN BEST POOLS VIỆT NAM.
Cách trị cá Koi bị lở loét
Nếu bệnh đang ở thể nhẹ, có thể bắt cá lên và cạo sạch phần bị loét. Sau đó bôi thuốc Povidone hoặc thuốc tím để sát trùng. Nên duy trì sát trùng mỗi ngày 1 lần cho đến khi cá hết bị loét. Có thể ngừng bôi thuốc đến khi vết thương lên da non và lành lại.
Trong trường hợp cá bị nhiễm bệnh với số lượng lớn thì có thể dùng thuốc tím ngâm sát trùng cá mỗi ngày. Làm liên tục trong vòng 2-3 ngày để vết thương của cá lành lại.
Nếu bệnh đã trở nặng, có thể dùng kháng sinh Elbagin Nhật. Có thể kết hợp với muối hột có nồng độ 4-5/1000 để cho kết quả tốt nhất. Thời gian điều trị là từ 3 đến 5 ngày. Liệu lượng dùng có thể xem hướng dẫn được ghi trên chai thuốc.
Cá Koi bị xù vảy
Dấu hiệu nhận biết cá Koi bị xù vảy
Đây là bệnh lý phổ biến nhất trong các bệnh thường gặp ở cá Koi. Dấu hiệu nhận biết dễ nhất khi cá mắc bệnh này đó là mắt lồi ra, thân sưng lên và vảy cá nâng lên.
Nguyên nhân
Tình trạng cá Koi bị xù vảy do 3 nguyên nhân chính gây nên, đó là:
- Đột ngột sưng: Hiện tượng này xảy ra khi sức đề kháng của cá yếu, bị vi khuẩn xâm nhập. Từ đó, gây ra tình trạng chảy máu bên trong
- Chậm sưng: Trong mình cá có khối u dẫn đến thân cá Koi có dấu hiệu bị sưng lên
- Môi trường nước bẩn: Nước không đảm bảo về nhiệt độ, độ pH, chất lượng kém thì cá cũng sẽ dễ bị bệnh xù vảy.
Thuốc trị bệnh xù vảy ở cá Koi
Sử dụng một số thuốc như Praziquantel, Melafix, Kanaplex.
Cách trị cá Koi bị xù vảy
Khi thấy những dấu hiệu bất thường ở cá, hãy nhanh chóng cách ly chúng ra khỏi bể/hồ. Vì đây là bệnh lý dễ lây lan. Bạn có thể tắm muối cho cá Koi với nồng độ 5-6kg/m3/5 phút.
Nên thực hiện 1-2 lần/ngày. Làm liên tục như vậy trong vòng 3-4 ngày cho đến khi tình trạng của cá được cải thiện. Nếu tình trạng không thuyên giảm, bạn có thể dùng các loại thuốc đặc trị mà chúng tôi kể trên. Dùng liều lượng theo như hướng dẫn.
Bệnh rận ở cá Koi
Cách nhận biết cá Koi bị rận
- Thân và vây cá xuất hiện những đốm màu nâu nhạt hoặc màu nâu đen
- Cá có biểu hiện cọ mình do ngứa
- Cá bơi bất thường
Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ yếu khiến cá Koi bị rận đó chính là do loài ký sinh trùng có tên gọi Argulus gây ra.
Thuốc trị bệnh rận ở cá Koi
Paracide đang là loại thuốc được nhiều chuyên gia khuyến khích dùng khi cá Koi bị rận.
Cách chữa cá Koi bị rận và cách phòng
Cách điều trị cá Koi bị rận khá đơn giản. Khi thấy cá xuất hiện nhiều rận, bạn dùng nhíp y tế để loại bỏ chúng ra khỏi thân cá. Sau đó, dùng thuốc Paracide đánh 1 khối 1ml. Sau 1 ngày nên thay 30% nước rồi mới đánh liều thứ 2.
Để tránh tình trạng bị rận, nên dưỡng cá trong bể/hồ có chứa 0.5% muối khi mới mua cá về. Thường xuyên kiểm tra cá để xem có dấu hiệu bất thường nào hay không. Ngoài ra, nên vệ sinh hệ thống lọc và bình lọc định kỳ.
Cá Koi bị đốm trắng
Dấu hiệu nhận biết cá Koi bị đốm trắng
Đầu và thân cá xuất hiện các đốm trắng. Những đốm này nhanh chóng lan ra toàn thân. Cá thường bất động dưới đáy hoặc ngoi lên mặt nước. Ngoài ra, cá còn có biểu hiện chán ăn, cọ xát cơ thể dưới đáy ao.
Nguyên nhân
Do môi trường sống của cá Koi không sạch, chứa nhiều tạp chất. Khiến cho cá bị vi khuẩn xâm nhập.
Thuốc trị bệnh đốm trắng ở cá Koi
Ngày nay, nhiều người sử dụng thuốc sát trùng Xanh Methylen và thuốc Formalin để trị bệnh đốm trắng ở cá Koi.
Cách chữa cá Koi bị đốm trắng và cách phòng
Để chữa trị dứt điểm cá Koi bị đốm trắng, bạn có thể làm như sau:
- Chỉnh nhiệt độ nước lên trên 28 độ C
- Sử dụng kết hợp Formalin và thuốc sát trùng với liều lượng 30ml Formalin/2g Xanh Methylen/1 tấn nước. Sử dụng hỗn hợp này tắm cho cá trong vòng vài ngày
- Sử dụng thuốc sát trùng: Dùng 1-2g Xanh Methylen/1 tấn nước và tắm trong vài ngày
Như đã nói ở trên, nguyên nhân khiến cá Koi bị đốm trắng là do môi trường nước không đảm bảo. Vì vậy, bạn cần phải vệ sinh, giữ gìn nước sạch sẽ, đạt chất lượng tốt. Ngoài ra, bổ sung cho cá nhiều thức ăn nhiều dinh dưỡng. Để có nhiều sức đề kháng hơn.
>>> Tìm hiểu: Bồn Bạt Nuôi Cá Chữ Nhật Chia 5 Ngăn Lọc
Bệnh đốm đỏ ở cá Koi
Dấu hiệu nhận biết cá Koi bị đốm đỏ
- Các chấm xuất huyết đỏ trên thân cá Koi
- Vảy rụng từng mảng
- Cá chán ăn, bơi lờ đờ không linh hoạt
- Mang cá tái nhợt
- Mắt lồi xuất huyết
- cá koi bị đốm đỏ
Nguyên nhân
Bệnh đốm đỏ thuộc nhóm các bệnh thường gặp ở cá Koi. Nguyên nhân gây ra bệnh này là do vi khuẩn có tên Pseudomonas và Aeromonas Hydrophila gây ra. Ở miền Bắc, cá Koi thường mắc bệnh này vào mùa thu hoặc mùa xuân.
Thuốc trị bệnh đốm đỏ ở cá Koi
Có thể dùng thuốc KS Koi. Đây là loại thuốc chữa trị bệnh đốm đỏ ở cá Koi hiệu quả nhất hiện nay.
Cách chữa cá Koi bị đốm đỏ và cách phòng
Khi phát hiện những con cá Koi mắc bệnh, cần phải cách ly chúng ra để điều trị. Thay nước mới thường xuyên cho bể/hồ. Hòa vôi bột vào nước với liều lượng 2kg/100m2 rồi té khắp ao. Làm liên tục trong vòng 14 ngày. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng cách đánh muối với Tetracyclin với liều lượng 1 vỉ Tetracyclin+1kg muối/1m3 nước. Đánh muối liên tục trong vòng 3 ngày. Sau 12h nên thay nước.
Việc phòng bệnh cho cá Koi là vô cùng cần thiết. Bạn dùng muối ăn có nồng độ từ 2-3% để tắm cho cá trong vòng 15-30 phút. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng thuốc Chlorine hòa với nước. Sau đó phun đều xuống bể/hồ. Nên pha liều lượng 1g/1m3 nước.
Bệnh nấm mang
Dấu hiệu nhận biết cá Koi bị nấm mang
- Cá sẽ bơi tách đàn, bơi không định hướng và lờ đờ trên mặt nước
- Có vết lốm đốm đỏ và loang trắng ở mang cá
- Mang cá bị chảy máu nhẹ
- Mắt trũng
- Da bị bạc màu hoặc rộp lên
- bệnh nấm mang ở cá koi
Nguyên nhân
Do nguồn nước bị nhiễm khuẩn vì lọc không chuẩn. Từ đó, độc tố trong nước cùng chất thải của cá làm vi khuẩn phát triển và gây bệnh cho cá.
Thuốc trị bệnh nấm mang ở cá Koi
Có thể dùng thuốc Cloramin T để trị bệnh nấm mang ở cá Koi.
Cách chữa cá Koi bị nấm mang và cách phòng
Đầu tiên, xác định chính xác cá Koi bị nấm mang. Sau đó, làm như sau:
- Cách ly cá Koi bị nhiễm bệnh ra chỗ khác
- Tăng nhiệt độ nước lên trên 28 độ C, vệ sinh hệ thống lọc nước
- Sử dụng 4kg muối hạt, 2 củ tỏi giã nát, 6g Cloramin T và 10 viên C sủi đánh thuốc cho 1m3 nước
- Sau khi đã đánh thuốc khoảng 1 ngày thì thay 60% nước chia làm 2 lần. Mỗi lần thay sẽ là 30%
- Liều thứ 2 dùng y hệt các thuốc trên. Thời gian thay nước là sau 2 ngày
- Sau khi đã thay nước xong thì lại tiếp tục đánh liều thứ 3
Bạn cần phải thực hiện những biện pháp sau để phòng ngừa bệnh nấm mang cho cá Koi:
- Vệ sinh hồ, bể sạch sẽ. Thay nước định kỳ
- Tăng cường sức đề kháng cho cá bằng cách cho cá ăn nhiều loại thức ăn nhiều dinh dưỡng
- Vào thời điểm giao mùa thì nên trộn kháng sinh cho cá
Bệnh tuột nhớt ở cá Koi
Dấu hiệu nhận biết cá Koi bị bệnh tuột nhớt ở cá Koi
- Cá bỏ ăn hoặc ăn chậm
- Trên thân cá xuất hiện nhiều đường gân màu đỏ
- Sờ vào cá, cảm thấy thấy da khô chứ không trơn tuột như bình thường
- Hồ/bể nổi nhiều bọt lâu tan, mùi tanh hơn bình thường
Nguyên nhân
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng cá bị bệnh tuột nhớt. Phải kể đến đó là môi trường sống có nhiều độc tố, chất lượng nước kém, mật độ nuôi cá dày, môi trường sống thay đổi đột ngột.
Thuốc trị bệnh tuột nhớt ở cá Koi
Sử dụng thuốc Altimox Eff để trị bệnh tuột nhớt ở cá Koi rất hiệu quả.
Cách chữa cá Koi bị nấm mang và cách phòng
Tiến hành thay 10% nước trong ao. Nên cách 2 giờ thay 1 lần. Bạn thay nước cho đến khi bể/hồ cá không còn bọt nhờn và mùi tanh. Tiếp đến, thêm C sủi vào hồ với liều lượng 10 viên/1m3 nước.
Sau 1 ngày, thêm C sủi và thực hiện thay 30% nước trong hồ. Bạn cần làm liên tục các bước trên đến khi cá koi không còn tuột nhớt nữa. Để phòng tránh bệnh, bạn nên thực hiện các bước sau:
- Thường xuyên thay nước.
- Kiểm tra độ pH, độ mặn định kỳ một tháng 1 lần.
- Thêm men vi sinh vào trong nước để nước luôn trong
Bệnh nấm thủy mi ở cá Koi
Dấu hiệu nhận biết cá Koi bị bệnh thủy mi ở cá Koi
- Cá chán ăn, bỏ ăn và đỏ mình
- Vây cá sát vào thân mình
- Da cá xuất hiện những vùng màu xám hoặc trắng. Xung quanh là các sợi nấm nhỏ bám vào
- Nếu cá đang mang thai mà bị nấm thủy mi thì trứng cá có màu trắng đục
- bệnh nấm thủy mi ở cá koi
Nguyên nhân
Điều kiện môi trường sống không được tốt. Bên cạnh đó, việc không chú ý chăm sóc cá vào thời điểm giao mùa cũng là nguyên nhân khiến cá Koi bị bệnh nấm thủy mi.
Thuốc trị bệnh nấm thủy mi ở cá Koi
Dùng thuốc Formalin và Malachite xanh để điều trị cá Koi bị bệnh nấm thủy mi.
Cách chữa cá Koi bị nấm thủy mi và cách phòng
Vớt cá Koi bị nấm ra và sục khí oxy mạnh. Sau đó, điều chỉnh nhiệt độ nước lên 32 độ C để tiêu diệt nấm thủy mi. Tiếp đến, tắm muối hột với liều lượng 15 – 30g/ lít nước cho cá Koi trong thời gian 30 phút.
Ngoài ra, có thể cho thêm thuốc Malachite xanh và Formalin với liều lượng 1,5g Malachite xanh/1l nước trong 60 phút rồi thay nước. Sau khi dùng xong Malachite xanh liều 1 được 2 ngày thì tiếp tục dùng liều thứ 2 rồi thay nước hàng ngày.
Để phòng ngừa bệnh nấm thủy mi ở cá Koi thì bạn cần phải thực hiện các điều sau:
- Sử dụng thuốc kháng sinh cho cá vào thời điểm giao mùa
- Theo dõi sức khỏe, tốc độ bơi của cá
- Trộn vitamin C vào trong thức ăn của cá với liều lượng 300g/100kg thức ăn
- Cá mới mua về phải tắm bằng nước muối
- Vệ sinh khu vực nuôi sạch sẽ bằng CaCO3
Trên đây là bài viết tổng hợp các bệnh thường gặp ở cá Koi cũng như cách điều trị và phòng ngừa. Hy vọng qua bài viết của chúng tôi, bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích trong quá trình chăm sóc cá Koi.