Nguyên Nhân Vi Sinh Chết Trong Bể Cá Và Cách Xử Lý
Vi sinh chết trong bể cá và cách xử lý như thế nào đang là vấn đề khá băn khoăn của nhiều người khi nuôi cá. Khi nuôi cá cảnh một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu là hệ vi sinh. Vi sinh có tác động rất lớn đến môi trường và cá cảnh. Hệ vi sinh khỏe mạnh là yếu tố quan trọng để bể cá có thể ổn định, cá có thể khỏe mạnh, không bị bệnh. Vi sinh trong bể cần thời gian để có thể phát triển và xử lý chất có hại trong bể cá. Tuy nhiên, đôi khi có thể có nhiều vấn đề có thể xảy ra, đó là hệ vi sinh trong bể bị chết. Vậy vi sinh chết trong bể cá có nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu sau bài viết dưới đây của Mai Sơn Best Pools nhé!
1. Vi sinh trong bể cá là gì?
Vi sinh trong bể là một tập hợp những sinh vật đơn bào, đa bào nhỏ bé không thể nhìn thấy bằng mắt thường, bao gồm các loại vi khuẩn, nấm tảo.. Vi sinh có mặt ở hầu khắp mọi nơi, chúng hấp thụ các chất dinh dưỡng ở xung quanh môi trường mà chúng sinh sống sau đó thải ra các đơn chất có lợi.
Tác dụng của vi sinh đối với bể cá:
Phân hủy chất hữu cơ
Công dụng đầu tiên và cũng quan trọng, chủ yếu nhất đó là khả năng phân hủy chất hữu cơ, vi sinh làm môi trường nước nuôi cá sẽ trở nên trong hơn.
Đảm bảo một môi trường sống tốt, giữ an toàn, thúc đẩy phát triển, sinh trưởng hiệu quả hơn cho cá.
Phục hồi và kích thích các loài tảo, rong có lợi phát triển
Vi sinh ngoài thực hiện nhiệm vụ tái tạo môi trường nước trong bể, vi sinh làm trong nước hồ cá, ngoài ra nó còn phải kích thích sự phát triển và sinh trưởng của các loại thực vật này, giúp nâng cao chất lượng.
Ngoài ra, sẽ giảm thiểu tối đa lượng oxy sinh/hóa học và đem lại nguồn khí oxy hòa tan tốt hơn giúp cho cá sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh hơn.
Phòng ngừa bệnh cho cá
Các vi sinh có lợi khi được cho vào môi trường bể nước sẽ tiến hành tiêu diệt tất cả các mầm bệnh như trứng giun, vi khuẩn, mầm bệnh. Bên cạnh đó, nếu không may có các loại khí độc hại như Nitrit, Amoni, Nitrat, H2S,…thì vi sinh cũng có thể loại trừ.
Kích thích sự phát triển và sinh trưởng của cá
Bất kỳ loại chế phẩm vi sinh sử dụng cho bể cá nào cũng đều có một chức năng đó chính là kích thích khả năng sinh trưởng và phát triển của cá. Nói đơn giản hơn, tất cả là nhờ vào việc môi trường bể nước đã được cải thiện hơn rất nhiều lần, cân bằng lượng khí oxy hòa tan cần thiết, cân bằng lại hệ sinh thái trong bể, phòng ngừa bệnh tật, giúp cá ăn uống đều đặn, khỏe mạnh.
Xem thêm >> Hướng Dẫn Làm Bể Lót Bạt Chi Tiết Nhất
2. Dấu hiệu vi sinh chết trong bể cá
Thường thì vi sinh có lợi trong bể chết sẽ không có nhiều dấu hiệu nhận biết. Bạn thường sẽ không để ý được vi sinh có lợi chết trong bể cho đến khi cá bắt đầu có biểu hiện ngộ độc ammonia. Khi cá bị ngộ độc ammonia, chúng có thể có biểu hiện:
- Cá có những vệt đỏ ở trên thân, vây và mang
- Cá bơi lờ đờ, bỏ ăn
- Mang của cá hoạt động liên tục
- Cá cố lấy không khí từ mặt nước
- Khi bạn để ý thấy cá có biểu hiện này bạn cần hành động nhanh trước khi quá muộn. Bạn nên thay lập tức 30-50% lượng nước trong bể.
- Đồng thời thêm các loại thuốc khử độc như là API stress coat (lazada) và vi sinh (lazada) vào trong bể. Trong lúc đó, bạn cũng nên chạy lọc mạnh và thêm sủi oxy nếu cần.
Ngoài ra thì vi sinh chết trong bể cá sẽ có mùi hôi. Khi đó, hệ vi sinh sẽ không có đủ để xử lý ammonia trong nước, từ đó tạo ra mùi hôi đặc trưng của ammonia trong bể.
3. Nguyên nhân nào khiến vi sinh chết trong bể cá
Sử dụng thuốc :
Sử dụng thuốc bừa bãi là một trong những nguyên nhân chính khiến bạn có thể giết hệ vi sinh có lợi trong bể. Nếu bạn để ý kỹ đến một số loại thuốc, công dụng và thành phần của chúng, bạn có thể thấy rất nhiều loại sẽ có công dụng kháng khuẩn, có chứa kháng sinh. Vậy nên ngoài việc giết các loại vi khuẩn có hại thì các loại thuốc này cũng giết cả vi khuẩn có lợi.
Rửa lọc :
Lọc hay cụ thể hơn là vật liệu lọc là nơi vi sinh hoạt động mạnh, sinh sôi nhiều. Khi bạn rửa lọc, bạn có thể sẽ vô tình rửa trôi đi hết vi sinh sống tại vật liệu lọc. Hoặc tệ hơn, bạn có thể sử dụng nước máy có chứa clo, làm chết hết vi sinh sống trong đó.
Tắt lọc :
Tắt lọc trong thời gian quá dài có thể khiến cho vi sinh trong lọc bị chết. Nguyên nhân là các loại vi sinh nitrat hóa cần oxy và dòng nước để có thể sống được. Nếu bạn tắt lọc quá 14 tiếng thì hệ vi sinh trong lọc có thể chết.
Sử dụng đèn UV:
Đèn UV có công dụng sát khuẩn. Giống như kháng sinh vậy, đèn UV không thể phân biệt được đâu là vi khuẩn có hại và có lợi, vậy nên sử dụng đèn UV lên bể chính, bạn có thể vô tình giết hệ vi sinh trong đó.
Thay quá nhiều nước:
Bạn cần phải thay nước định kì cho bể. Nhưng một số người đang thực hiện chăm sóc cho bể cá hơi quá đà. Việc thay nước quá nhiều có thể giết chết các loại vi sinh có lợi trong nước. Ngoài giết vi sinh, thay nước nhiều có thể dễ dàng làm cho cá bị sốc nước hoặc chết.
Sử dụng nước máy có chứa clo:
Clo có trong nước để có thể diệt khuẩn, giúp nước an toàn hơn để sử dụng trong hộ gia đình. Tuy nhiên, clo có thể gây hại cho cá và đặc biệt là hệ vi sinh trong bể. Cá bị ngộ độc clo có thể biểu hiện mang bị tổn thương, thở mạnh , cố lấy không khí mặt nước. Vi sinh tiếp xúc với clo cũng sẽ có thể bị chết.
Ngoài ra, còn có thể có các nguyên nhân khác có thể khiến cho bể cá bị mất cân bằng như là: Thả thêm cá, cho cá ăn quá nhiều, cá bị chết,… Tuy sẽ không làm chết vi sinh, nhưng trong trường hợp này, ammonia sẽ sản sinh quá nhiều, đến mức hệ vi sinh đang có trong bể không xử lý được. Khi đó, hiện tượng xảy ra cũng tương tự như khi bể bị chết vi sinh.
4. Cách xử lý khi vi sinh chết trong bể cá như thể nào?
Một trong những mục đích chính của vi sinh có lợi là để có thể xử lý được ammonia, nitrite trong bể cá. Vậy nên khi vi sinh chết trong bể cá, lượng ammonia và nitrite sẽ tăng nhanh, có thể giết hết cá trong bể của bạn chỉ sau một đêm.
Một khi bạn phát hiện bể cá bị chết vi sinh tức là nếu thấy cá có dấu hiệu ngộ độc ammonia thì bạn cần phải thay nước ngay lập tức. Bạn nên thay lập tức 30-50% lượng nước trong bể. Đồng thời thêm các loại thuốc khử độc như là seachem stress guard và vi sinh vào trong bể. Trong lúc đó, bạn cũng nên chạy lọc mạnh và thêm sủi oxy nếu cần.
Những ngày sau bạn hãy tiếp tục thay tầm khoảng 10% nước bể mỗi ngày, tránh thay quá nhiều nước. Nếu thay quá nhiều bạn có thể sẽ làm ảnh hưởng đến vi sinh đang phát triển và cân bằng lại trong bể.
Nếu mọi thứ thuận lợi thì bể bạn sẽ có thể bắt đầu cân bằng lại trong vài ngày sau đó.
Để hệ vi sinh trong bể khỏe mạnh, không bị chết thì bạn nên đảm bảo tất cả các điều sau:
- Sử dụng bộ lọc đủ mạnh với vật liệu lọc tốt, giữ cho lọc chạy 24/24.
- Khi sử dụng thuốc hoặc đèn uv, muối để chữa bệnh thì bạn nên bắt cá ra bể chữa bệnh riêng
- Thay lượng nước vừa phải cho bể, tốt nhất là khoảng 10-15% lượng nước bể một tuần
- Sử dụng thuốc để khử clo, hoặc để nước máy bên ngoài với sục khí khoảng 1 ngày trước khi cho vào trong bể
- Châm thêm vi sinh cho bể mỗi khi thay nước, rửa lọc hoặc khi mới thả thêm cá.
Trên đây là thông tin Mai Sơn Best Pools về cách xử lý vi sinh chết trong bể cá mà các bạn có thể tham khảo, để từ đó có thêm những kinh nghiệm hữu ích trong việc chăm sóc bể cá mang lại hiệu quả cao nhất. Ngoài ra Mai Sơn Best Pools chúng tôi là đơn vị chuyên kinh doanh về các sản phẩm bể bơi di động, bồn bạt nuôi cá, các sản phẩm đồ chơi bơm hơi cao cấp. Nếu cần thông tin tham khảo về các sản phẩm của chúng tôi, hãy liên hệ với Mai Sơn Best Pools để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
—–—–
Mai Sơn Best Pools – Đồng hành cùng mọi gia đình Việt