Làm Bể Cá Bằng Thùng Xốp Xi Măng Có Kính

Cách Làm Bể Cá Bằng Thùng Xốp Xi Măng Có Kính

Làm bể cá bằng thùng xốp xi măng có kính giúp bạn tiết kiệm nhiều chi phí hơn so với việc nuôi bằng hồ xi măng hay như các loại bể kính,… Thiết kế hồ cá bằng thùng xốp có kính cũng không quá khó mà vẫn rất thẩm mỹ. Sử dụng kính sẽ giúp cho người chơi nhìn cá được ở nhieuf không gian hơn. Vậy làm bể cá bằng thùng xốp xi măng có kính có những ưu nhược điểm như thế nào và cách làm ra sao, Mời các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của Mai Sơn Best Pools nhé!

1. Bể cá bằng thùng xốp xi măng có kính có những ưu nhược điểm gì?

Ưu điểm khi nuôi cá trong thùng xốp

Chi phí thấp

Khi nhắc đến chiếc bể nuôi cá trong thùng xốp xi măng có kính thì chi phí thấp là điều dễ thấy nhất. Bạn có thể tận dụng các thùng xốp bỏ đi với chi phí rất rẻ. Kích thước cũng sẽ được tùy chỉnh dựa vào thông số có sẵn của thùng. Bạn chỉ tốn công sức làm lại, bỏ thêm chút tiền trang trí, mua nền thủy sinh, đèn, lọc,…

Một ưu điểm khác chi chọn thùng xốp nuôi cá 7 màu, ranchu là tiết kiệm thời gian. Khâu xử lý trước khi cho cá vô cũng không quá cầu kì. Chỉ cần một vài bước cơ bản như nội dung bên trên. Là anh em “đồng ngư” có thể cho ra đời chiếc bể cá thùng xốp siêu đẹp, bền bỉ.

Bảo vệ môi trường

Việc chúng ta tận nuôi cá trong thùng xốp xi măng có kính cũng góp phần nhỏ vào việc bảo vệ môi trường sống. Thùng xốp nói chung là một vật liệu nhân tạo không thể tự phân hủy. Nó có thể tồn tại dưới dất hàng trăm thậm chí triệu năm. Gây nên vô số các tác hại lên môi trường sống của con người, động vật.

Tại các thành phố lớn thì tình trạng chất thải như xốp làm nghẹt cống. Hay động vật ăn phải làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe chúng. Đã gây nhức nhối trong những năm trở lại đây. Nên việc một chiếc bể cá thùng xốp xi măng có kính dù nhỏ thôi. Cũng đóng góp một phần công sức của bạn cho môi trường rồi đấy.

Thiết kế chữ nhật của thùng xốp giúp tận dụng tối đa không gian khi có thể nuôi nhiều loại cá khác nhau. Người nuôi cá cũng có dùng thùng xốp làm chậu trồng rau trên sân thượng. Khi đó nguồn nước từ bể cá giàu dinh dưỡng sẽ giúp cây trồng phát triển xanh tươi hơn.

Việc di chuyển khi nuôi cá trong thùng xốp xi măng có kính cũng dễ dàng hơn là bể kính hoàn toàn. Vì sản phẩm cực kì nhẹ, có thể sử dụng trong thời gian dài. Thay vì dùng hồ kính vô cùng nặng nề, khó khăn trong việc di chuyển đến nơi mới. Trong quá trình vận chuyển còn dễ vỡ, tốn kém chi phí.

Làm bể cá bằng thùng xốp xi măng có kính là cách làm khá thú vị
Làm bể cá bằng thùng xốp xi măng có kính là cách làm khá thú vị

Nhược điểm khi nuôi cá trong thùng xốp xi măng có kính

Chắc chắn về tính thẩm mỹ thì nuôi cá trong bể kính sẽ đẹp hơn thùng xốp. Điều này chắc chắn bạn sẽ không thể bàn cãi được. Nhưng với các dòng thủy sinh thì bể cá thùng xốp đôi lúc sẽ thích hợp hợp. Vì không gian sẽ khép kín hơn giúp cá có thể sinh sôi, giảm stress hiệu quả.

Kích thước thùng xốp cũng không được quá dài. Vì khi quá dài sẽ khiến phần thân dễ bị nước làm bể. Bạn có thể sử dụng các thanh giằng bằng thép, sắt hộp để gia cố, giúp thùng trở nên cứng cáp hơn. Tuy nhiên, khi đó chi phí sẽ cao hơn so với việc dùng bể kính.

Thùng xốp xi măng có kính cũng không được đánh giá quá cao về độ chắc chắn. Vì có phần kính nữa nên cũng dễ bị bể nếu không may va chạm. Nếu bạn không sử dụng xi măng để trét trước. Thì tuổi thọ của bể cá sẽ giảm đi rất nhiều. Vì nước có thể dễ dàng thẩm thấu quá các phân tử xốp sau nhiều năm. Nên khi nuôi cá trong thùng xốp bạn cần biến tấu thêm một chút.

Nuôi cá tròng thùng xốp xi măng có kính độ thẩm mỹ nhìn chung sẽ không như các hình thức khác
Nuôi cá tròng thùng xốp xi măng có kính độ thẩm mỹ nhìn chung sẽ không như các hình thức khác

Xem thêm >> Hướng Dẫn Làm Bể Lót Bạt Chi Tiết Nhất

2. Làm hồ nuôi cá bằng thùng xốp xi măng có kính

Để có thể làm được một hồ nuôi cá ngoài trời đẹp bằng thùng xốp xi măng có kính. Bạn có thể thực hiện theo 3 bước hướng dẫn sau đây:

Bước 1: Tìm thùng xốp có kích thước phù hợp

Bạn có thể những thùng xốp to nhỏ theo kích thước mong muốn, dựa vào số lượng cá và kích cỡ cá định nuôi. Hãy chuẩn bị 1 – 4 thùng tùy ý.

Bước 2: Dán thùng xốp

Dán các thùng xốp lại bằng băng dính hoặc keo cho chắc chắn. Sau đó cắt phần cạnh của 2 thùng xốp một hình chữ nhật đủ to để cá có thể bơi qua lại. Nếu chỉ sử dụng 1 thùng thì bạn có thể bỏ qua bước này.

Bước 3: Ghép mặt kính

  • Để có thể nhìn bể cá từ mặt bên, bạn có thể ghép kính vào một mặt của thùng xốp. Đầu tiên là chuẩn bị 1 tấm kính với kích thước nhỏ hơn so với cạnh thùng xốp.
  • Đo và vẽ lại trên bề mặt thùng xốp hình khối với kích thước đúng bằng kích thước của tấm kính.
  • Cắt xốp theo đường đã vẽ. Làm tương tự với các mặt mà bạn muốn ghép kính.
  • Ghép tấm kính vào thùng xốp sao cho chúng được giữ cố định bởi cạnh thùng.
  • Sử dụng súng bắn silicon để gắn tấm kính vào thùng xốp, đảm bảo không chỗ nào bị hổng để nước không bị rò ra ngoài. Để chắc chắn hơn, có thể dùng băng dính dán thêm ở viền xung quanh kính cả mặt trong và mặt ngoài thùng xốp.
Sử dụng súng bắn silicon để gắn tấm kính vào thùng xốp
Sử dụng súng bắn silicon để gắn tấm kính vào thùng xốp

Bước 4: Tráng xi măng

Dán băng dính lên mặt kính phía bên trong để xi măng không dính vào. Quét xi măng bằng một chiếc chổi quét sơn.

Quét một lượt trong thùng, đảm bảo các mặt trong của thùng đều được tráng xi măng đều. Điều này sẽ chống thấm nước ra ngoài và giúp cá cô môi trường sống tương tự như hồ xi măng.

Sau đó dùng xẻng nhỏ, trát thêm một lớp xi măng dày hơn. Đợi cho xi măng khô cứng lại, bóc băng dính ở kính ra và vệ sinh lại cho sạch sẽ.

Tráng xi măng xong là bạn đã có bể thùng xốp xi măng có kính khá hoàn chỉnh
Tráng xi măng xong là bạn đã có bể thùng xốp xi măng có kính khá hoàn chỉnh

Bước 5: Trang trí

Bạn có thể sử dụng sơn màu sắc để quét lên hoặc vẽ, trang trí thùng theo ý thích. Sau đó bạn thả cá vào là xong.

Các bạn lưu ý không nên thả cá ngay khi vừa làm xong hồ cá bằng thùng xốp. Hồ cá của bạn lúc này chưa có được sự ổn định, cũng như nước vẫn còn đục.

Đợi sau từ 2 đến 3 ngày hoặc lâu hơn, khi nước đã lắng xuống, độ pH đã dần ổn định, lượng clo trong nước không còn, là bạn có thể thả cá rồi.

Bạn nên nuôi những loại cá cảnh có sức sống cao, không cần oxy trong bể. Một số loại cá khỏe như: các dòng cá 7 màu (guppy), lia thia (betta), cá sặc cảnh, đuôi kiếm…

Mua cá về bạn cũng không nên lập tức thả cá vào thúng xốp, vì khi đó cá dễ bị sốc nhiệt, sốc nước. Hãy để bịch cá mua về trên mặt nước bể cá, đợi khoảng 30 phút rồi từ từ thả cá ra.

Bể cá bằng thùng xốp xi măng có kính đã hoàn thành và thả cá
Bể cá bằng thùng xốp xi măng có kính đã hoàn thành và thả cá

Làm bể cá bằng thùng xốp xi măng có kính không chỉ đơn giản, tiết kiệm mà còn là phương pháp độc đáo giúp bạn thỏa sức sáng tạo, thiết kế bể cá theo ý muốn của mình. Hy vọng sau khi cùng chúng tôi tìm hiểu cách làm, bạn có thể áp dụng thành công và có cho mình một bể cá thật ưng ý. Ngoài ra nếu muốn lựa chọn hình thức khác thì nuôi cá trong bồn bạt nhỏ cũng là một giải pháp mang lại hiệu quả và trang trí cao. Nếu cần thông tin tham khảo về các sản phẩm bồn bạt nuôi cá, hãy liên hệ với Mai Sơn Best Pools để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

—–—–

Mai Sơn Best Pools – Đồng hành cùng mọi gia đình Việt

Shop
Sidebar
0 Cart
Hotline Nhà hơi Lâu đài, Đồ chơi Bơm hơi - maisonbestpools
Nhà hơi Lâu đài, Đồ chơi Bơm hơi - maisonbestpools