Cách Làm Hồ Cá Bằng Thùng Xốp Chi Tiết Nhất Cho Bạn
Làm hồ cá bằng thùng xốp là một cách làm khá đơn giản và rất tiết kiệm, có thể tân dụng thùng xốp cũ, vì thế đang được nhiều người áp dụng. Vậy cụ thể cách làm sẽ như thế nào? Trong bài viết này Mai Sơn Best Pool sẽ gợi ý cho bạn cách làm hồ cá bằng thùng xốp đẹp và tiết kiệm ngay tại nhà nhé!
Những lợi ích trong việc nuôi cá bằng thùng xốp
Chi phí rẻ
Chỉ với vài chiếc thùng xốp đã qua sử dụng hoặc không dùng đến là bạn có thể tạo ra một ngôi nhà mới cho những chú cá của mình. Ngoài ra bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí khi thi công, xây dựng, lắp đặt, xử lý như khi thi công các hình thức khác rất tốn kém.
Trọng lượng nhẹ
Do làm từ chất liệu xốp nên hồ cá này cũng tương đối nhẹ, dễ di chuyển những khi cần thiết. Bạn cũng dễ dàng xử lý hơn khi hồ cá xảy ra các vấn đề như cá bị bệnh hay khi tắm thuốc cho cá, cá sẽ được chuyển đi một cách nhanh chóng mà không cần phải tốn nhiều công sức.
Nếu bạn không có nhu cầu nuôi cá nữa, bạn chỉ việc di dời các thùng xốp là đi là được. Trái lại nếu sử dụng bằng hồ xi măng hay kiểu truyền thống khác thì việc dọn dẹp sẽ trở nên vô cùng khó khăn.
Giúp cá dễ sinh sản hơn
Nuôi bằng thùng xốp còn có một ưu điểm nổi bật nữa đó là nhiệt độ trong thùng xốp thường cao hơn so với các loại hồ cá khác. Điều này sẽ kích thích cá dễ dàng trong việc sinh sản hơn. Vì vậy, đối với những người nuôi muốn kích thích cá đẻ thì hãy thử bằng cách nuôi ở trong thùng xốp.
Dễ dàng trong việc vận chuyển:
Do làm từ chất liệu xốp nên hồ cá này sẽ tương đối nhẹ nhàng, dễ di chuyển mỗi khi cần thiết. Người nuôi cũng sẽ dễ dàng xử lý hơn khi hồ cá xảy ra các vấn đề như là khi cá bị bệnh, hay khi xử lý bện cho cá. Ngoài ra cá sẽ được di chuyển một cách nhanh chóng mà không cần tốn quá nhiều công sức.
Cách làm hồ cá bằng phương pháp sử dụng thùng xốp
Để làm được một hồ cá đẹp từ những thùng xốp kết hợp với xi măng, trước tiên bạn cần phải chuẩn bị một số dụng cụ cơ bản như sau:
- Chuẩn bị trước thùng xốp: Tùy thuộc vào số lượng và kích thước của cá định nuôi mà bạn có thể lựa chọn những thùng xốp lớn hoặc bé tùy theo ý muốn. Thông thường để làm bể cá theo tiêu chuẩn sẽ cần từ 1 cho đến 4 thùng.
- Bút, thước: có thể dùng để kẻ đường cắt ở trên thùng xốp.
- Dao rọc giấy: dùng để tỉa, khoét, gọt. Bạn nên sử dụng dao bản to để tránh cong lưỡi dao trong suốt quá trình thực hiện.
- Súng silicon: dùng để gắn, liên kết các thùng xốp lại với nhau.
- Băng dính: dùng dán, cố định bể khi mà bề mặt silicon đã khô.
- Bàn bay: dùng trong việc trát xi măng tại phần lòng bể.
- Xi măng cùng với cát: bạn cần thực hiện việc trộn xi măng cùng với cát để trát bể, nếu chỉ dùng mỗi loại xi măng thôi thì bể rất dễ bị khô và nứt.
- Xô, chậu hoặc tấm bạt để thực hiện việc trộn xi măng.
- Đồ trang trí bể theo ý thích: đá, sỏi, tượng hay bất cứ vật gì khi bạn muốn dùng để trang trí bể.
Xem thêm >> Cách Làm Bể Bạt Nuôi Cá Đơn Giản Mà Hiệu Quả
Sau đây là những hướng dẫn chi tiết các bước làm bể cá bằng thùng xốp đẹp xi măng cực kỳ đơn giản ngay tại nhà, các bạn hãy cùng tham khảo:
Bước 1: Cắt và ghép các thùng xốp để có sự liên kết lại với nhau.
Đầu tiên, bạn hãy lau lại thùng xốp cho sạch để bảo đảm rằng băng dính và silicon sẽ bám chặt vào bề mặt thùng.
Đo và sử dụng bút kẻ đường muốn cắt trên cạnh của thùng sao cho có sự khớp nhau giữa các thùng.
Dùng dao cắt gọt phần cạnh thùng để có thể ghép các thùng thành hình chữ nhật đủ lớn để cho cá bơi qua lại.
Sau khi tiến hành cắt xong, bạn sử dụng súng silicon để gắn các mặt tiếp xúc ở giữa các thùng. Nên sử dụng nhiều lượng silicon một chút để tránh hiện tượng nứt toác làm rỉ nước hoặc bị vỡ thùng.
Đợi khi silicon đã khô, bạn cần sử dụng băng dính để dán toàn bộ phần bề mặt (bao gồm cả đáy thùng). Điều này ngoài mục đích nhằm cố định các thùng với nhau thì còn giúp việc vệ sinh về sau trở nên dễ dàng hơn.
Trường hợp chỉ dùng 1 thùng xốp làm hồ bơi thì bạn có thể bỏ qua bước cắt ghép này.
Bước 2: Thực hiện việc ghép mặt kính
Để có thể nhìn bể cá từ phía chính diện, bạn cần phải ghép kính vào một mặt của thùng xốp. Đầu tiên bạn phải chuẩn bị trước 1 tấm kính với kích thước nhỏ hơn so với cạnh của thùng xốp.
Đo và vẽ lại phái trên bề mặt thùng xốp hình khối với kích thước đúng bằng kích thước của tấm kính.
Cắt xốp theo đường đã vẽ sẵn. Làm tương tự như với các mặt mà bạn muốn ghép kính.
Ghép tấm kính vào thùng xốp sao cho chúng được giữ cố định chắc chắn bởi cạnh thùng.
Sử dụng súng bắn silicon để thực hiện việc gắn tấm kính vào thùng xốp, đảm bảo không chỗ nào bị hổng để ngăn nước không bị rò rỉ ra ngoài. Để chắc chắn và đảm bảo hơn bạn có thể sử dụng băng dính dán thêm ở viền xung quanh kính ở cả mặt trong và mặt ngoài của thùng xốp.
Bước 3: Tráng xi măng
Trộn xi măng và cát theo tỉ lệ là 4:1. Đổ nước vào từ từ để hỗn hợp không bị loãng hay bị vón cục.
Để tránh việc xi măng dính vào mặt kính, bạn cần phải dán băng dính vào mặt kính phía bên trong thùng trước khi trát xi măng.
Quét một lượt xi măng ở mặt trong của thùng, đảm bảo lớp xi măng láng đều vào mặt thùng. Việc này sẽ làm cho nước không bị thấm hay bị rò rỉ ra bên ngoài, đồng thời giúp cá cũng có môi trường sống tương tự như khi làm bể cá xây bằng xi măng.
Tiếp đến, sử dụng bay nhằm trát một lớp xi măng nữa dày hơn. Hãy trát kín khu vực lòng bể trước, sau đó là tại thành bể, các chi tiết muốn xây và cuối cùng là đoạn nối giữa các thùng với nhau. Đoạn nối này cực kỳ quan trọng, bạn nên đắp xi măng có độ dày khoảng 3cm.
Khi xi măng đã khô và trở nên cứng lại, bạn cần bóc phần băng dính trên tấm kính ra và vệ sinh sạch sẽ lại.
Xem thêm >> Bồn Bạt Nuôi Cá Có Những Loại Nào
Một số vấn đề cần lưu ý khi làm hồ cá bằng thùng xốp:
- Xi măng có thể ăn tay nên bạn hãy sử dụng găng tay cao su, găng tay y tế hoặc nilon khi thực hiện bước tráng xi măng.
- Sau khi đã trát xi măng xong, đặt bể ở chỗ có nắng nhằm giúp bể nhanh khô hơn, tuy nhiên không nên đặt bể ở chỗ quá nhiều nắng sẽ làm cho bể bị khô, nứt. Đặt bể ở yên vị trí đó trong thời gian khoảng 24 giờ.
- Khi bể đã khô, bạn nên xả nước vào bể dần dần. Xả khoảng 1/3 bể trước để kiểm tra xem bể có nứt hay rỉ nước ra không. Qua 1 ngày sau nếu không có dấu hiệu nào bất thường thì cho thêm nước đến 2/3 bể và chờ tiếp 1 ngày. Nếu tình trạng nứt không xảy ra thì tiến hành việc xả nước vào đầy bể rồi chờ thêm từ 2 cho đến 3 ngày nữa. Mục đích của việc làm này ngoài thử nước bể cá có thành công hay không thì cũng giúp đào thải các chất độc trong bể xi măng ra ngoài.
- Sau đó nước ngâm bể nên đổ đi hết và sử dụng nước sạch để cọ rửa và tráng lần cuối cùng.
Bước 4: Trang trí và hoàn thiện hồ cá
Bạn có thể sử dụng sơn và các đồ trang trí đã chuẩn bị để có thể sáng tạo bể cá theo sở thích của mình.
Có thể dùng các loại cây thủy sinh để có thể lọc nước và che nắng tốt cho cá như các loại sen tròn, thủy trúc, rong la hán, lưỡi mác hay lưỡi mèo,…
Rải một lớp sỏi dưới đáy bể sẽ giúp giữ độ trong của nước nhờ tác dụng làm lắng chất thải của cá.
Có thể cho thêm xỉ than vào bể nhằm tăng hiệu quả lọc nước. Nên ngâm xỉ than trước ở bên ngoài khoảng 2 cho đến 3 ngày trước khi cho vào bể.
Cuối cùng, bạn chỉ việc cho nước và thả cá vào bể là xong.
Trên đây là chi tiết về cách làm hồ cá bằng thùng xốp, có thể thấy rằng làm hồ cá bằng thùng xốp không chỉ đơn giản, tiết kiệm mà còn là phương pháp độc đáo mà bạn thỏa sức sáng tạo, thiết kế hồ cá theo ý muốn của mình. Ngoài ra Mai Sơn Best Pool còn là đơn vị tiên phong trong việc cung cấp các sản phẩm về bể bơi di động, đồ chơi bơm hơi, bồn bạt nuôi cá và các loại mái che khác. Nếu quý khách cần những vấn đề như hỗ trợ về báo giá và thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn kịp thời nhất.
—–—–
Mai Sơn Best Pools – Đồng hành cùng mọi gia đình Việt